Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024
Đăng ngày: 23/07/2024Ngày 8/7/2024, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Tiến sĩ Viên Chinh Chiến, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng phát biểu khai mạc hội nghị
Dự hội nghị có các đồng chí: Tiến sĩ Viên Chinh Chiến, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng; Ths Lê Thanh Hiền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Phó Viện trưởng; Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn, Phó Viện trưởng; Tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Phó Viện trưởng; Trưởng /Phó các khoa, phòng, trung tâm, Ban Chấp hành CĐ, Trưởng các Ban: Thanh tra nhân dân, vì sự tiến bộ phụ nữ và toàn thể viên chức, người lao động của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Viện, Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn, Phó Viện trưởng thông tin về đánh giá kết quả công tác y tế dự phòng tại Tây Nguyên trong thời gian qua và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn, Phó Viện trưởng
Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn cho biết: 6 tháng đầu năm 2024, công tác Y tế Dự phòng đã đạt được những kết quả quan trọng về công tác chuyên môn. cụ thể như sau:
1. Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và TCMR
Trong 6 tháng đầu năm 2024 tình hình dịch bệnh truyền nhiễm khu vực Tây Nguyên ghi nhận sự gia tăng số trường hợp cúm, thuỷ đậu, Tay chân miệng. Ghi nhận một số bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh như: Ho gà, sởi, VNNB, UVSS, tuy nhiên không có dịch lớn xảy ra. Số trường họp tử vong do UVSS, TCM, bệnh dại giảm. Các bệnh truyền nhiễm khác tương đối ổn định.
Khu vực Tây Nguyên tiếp tục bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và duy trì loại trừ bệnh UVSS.
Viện đã triển khai các hoạt động nâng cao năng lực và tỷ lệ tiêm chủng và hoạt động tiêm chủng trường học cho một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
3. Phòng chống dịch hạch
Tổ chức 01 đợt giám sát vật chủ và véc tơ truyền bệnh dịch hạch với 600 lượt bẫy tại 02 cửa khẩu: Bờ Y và Lệ Thanh. Kết quả xét nghiệm vi sinh dịch hạch trên vật chủ (chuột) và véc tơ (bọ chét) đều âm tính.
4. Hoạt động Kiểm dịch Y tế biên giới
Triển khai 01 đợt kiểm tra giám sát về bệnh than tại cửa khẩu Bờ Y và cửa khẩu Lệ Thanh. Tổ chức 04 lượt kiểm tra hoạt động về kiểm dịch y tế biên giới tại 4 cửa khẩu quốc tế thuộc 3 tỉnh Tây Nguyên.
5. Công tác Y tế trường học
Đã hoàn thành xây dựng kế hoạch hoạt động công tác y tế trường học tại khu vực Tây Nguyên và đã được Bộ Y tế phê duyệt theo quyết định số 1640/QĐ-BYT ngày 13/6/2024.
6. Hoạt động dinh dưỡng
Hoàn thành điều tra thực địa đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho 1.768 trẻ 0-5 tuổi, 1.520 trẻ 6-16 tuổi tại 2 tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk.
Phân bổ Vitamin A, đa vi chất kịp thời và giám sát việc triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 các tỉnh khu vực Tây Nguyên
7. Hoạt động sức khỏe môi trường
Xây dựng kế hoạch hoạt động về giám sát công tác quản lý chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt, Quan trắc môi trường y tế khu vực Tây Nguyên năm 2024.
8. Hoạt động phòng chống, quản lý bệnh không lây nhiễm
Tỷ lệ phát hiện THA: 26,9% (cao hơn 2,1% so với năm 2023). Quản lý và điều trị: 28,1% (thấp hơn 6,3% so với năm 2023). Đạt mục tiêu điều trị/ số QLĐT: 27,2% (tăng 0,3% so với năm 2023).
Tỷ lệ phát hiện ĐTĐ: 39,0% (cao hơn 10,5% so với năm 2023). Quản lý và điều trị: 13,4% (thấp hơn 10,5% so với năm 2023). Đạt mục tiêu điều trị/ số QLĐT: 24,9% (tăng 11,4% so với năm 2023).
9. Hoạt động sức khỏe nghề nghiệp
Giám sát, hỗ trợ tại cơ sở y tế và cơ sở có yếu tố nguy cơ nghề nghiệp trên 4 tỉnh.
10. Hoạt động xét nghiệm
Hỗ trợ 06 Phòng xét nghiệm thuộc các TTYT huyện của tỉnh Đắk Lắk thực hiện xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng theo QĐ 2429/QĐ-BYT.
Đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới: Tổ chức 01 lớp QLCL cho nhân viên các PXN tại tỉnh Đắk Lắk và 01 lớp Đánh giá nội bộ cho nhân viên các PXN khu vực Tây Nguyên.
11. Công tác kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm
Giám sát thực hiện công tác bảo đảm ATTP trong dịp tết Nguyên Đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; Tháng hành động năm 2024 tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Kết quả cho thấy các địa phương đã đẩy mạnh công tác Thanh kiểm tra, các cơ sở vi phạm đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong 6 tháng đầu năm có 03 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo với số mắc/chết là: 9/2. So với cùng kỳ năm 2023 số vụ, số mắc giảm nhưng số người chết tăng. Có 2/3 (67,0%) vụ ngộ độc thực phẩm được xác định nguyên nhân do độc tố tự nhiên.
12. Quản lý khoa học, công nghệ thông tin và đào tạo
Nghiệm thu 04 đề tài cấp cơ sở (03 đạt loại xuất sắc và 01 đạt loại khá); tổ chức xét duyệt đề cương 01 đề tài cấp cơ sở có kết quả đạt. Cấp 01 giấy chấp thuận đạo đức trong nghiên cứu y sinh học; tổ chức sinh hoạt khoa học 2 đợt/2024 với 6 chủ đề về y tế dự phòng được báo cáo; 01 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế và 08 bài báo khoa học đăng các tạp chí trong nước.
Phối hợp với trường Đại học y tế công cộng tổ chức 02 lớp Chuyên khoa II TCQLYT; 02 lớp Chuyên khoa I YTCC, Lớp bồi dưỡng kiến thức YTCC (11 học viên); Phối hợp với các khoa, phòng, trung tâm thuộc Viện: tổ chức 04 lớp tập huấn, 03 hội thảo, 15 lớp dịch vụ. Cấp 796 chứng chỉ đào tạo liên tục; Trình Vụ Hợp tác quốc tế 07 đề án xin phép tổ chức hội thảo, tập huấn có yếu tố nước ngoài.
14. Hợp tác quốc tế
Hợp tác và nhận hỗ trợ kỹ thuật của CDC Hoa Kỳ, UNICEF và WHO cho hoạt động hỗ trợ tiêm chủng, phòng chống dịch.
15. Các hoạt động hậu cần, hành chính
Tổ chức bộ máy ổn định và thực hiện có nề nếp, hiệu quả; Xây dựng, ban hành, triển khai kip thời các kế hoạch Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, An toàn vệ sinh lao động…Thực hiện quy trình đấu thầu, mua sắm từ các nguồn đáp ứng yêu cầu của các đơn vị chuyên môn. Đảm bảo việc tiếp nhận, cấp phát vắc xin tiêm chủng thường xuyên kịp thời. Việc chi đúng Quy chế chi tiêu nội bộ. Thanh toán, giải quyết các chế độ chính sách cho Cán bộ viên chức, người lao động kịp thời, đúng quy định. tiêu đảm bảo đúng chế độ tài chính hiện hành theo Mục lục ngân sách nhà nước và theo
Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn cho biết phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, cụ thể:
Tăng cường chỉ đạo, phối hợp với các Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp chủ động phòng chống dịch, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tập trung giám sát, chỉ đạo tăng cường chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin.
Phát hiện nhanh và xử lý kịp thời 100% các bệnh dịch mới, không rõ nguyên nhân; chủ động triển khai phòng chống các dịch bệnh nhóm A (cúm, tả....) nếu xuất hiện; khống chế kịp thời, đồng bộ bệnh COVID-19, bệnh sởi, rubella, bạch hầu, Tay chân miệng, không để dịch lớn xảy ra.
Tiếp tục triển khai giám sát, hỗ trợ chuyên môn tại các cơ sở y tế và tại các cơ sở lao động có yếu tố nguy cơ nghề nghiệp; hỗ trợ khám phát hiện BNN tại các địa phương chưa có phòng khám BNN; Giám sát điểm: nguy cơ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) của người lao động nông nghiệp chuyên canh cây Sầu riêng;ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đến sức khỏe người lao động; nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp của người khai thác, chế biến mủ cao su.
Thực hiện giám sát công tác quản lý chất lượng nước sạch tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Thực hiện nhiệm vụ Quan trắc môi trường y tế khu vực Tây Nguyên. Triển khai các hoạt động thuộc chương trình Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.
Thực hiện kiểm tra giám sát hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật công tác y tế trường học và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về y tế trường học cho cán bộ chuyên trách ngành y tế và giáo dục tại 05 tỉnh/thành phố khu vực Tây Nguyên.
Tăng cường công tác quản lý ngộ độc thực phẩm, công tác chỉ đạo tuyến về kiểm nghiệm, bao gồm kiểm nghiệm thực phẩm, nước, môi trường,…
Thực hiện các hoạt động truyền thông đại chúng thường xuyên; xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông chủ động phòng chống các bệnh có nguy cơ mắc, tử vong cao tại khu vực Tây Nguyên.
Đảm bảo kinh phí, nguồn lực cho các hoạt động.
Quang cảnh hội nghị
Lắng nghe các ý kiến tham luận, chia sẻ và đề xuất từ các viên chức, người lao động của Viện, phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo Viện, Viện trưởng Viên Chinh Chiến ghi nhận và biểu dương những kết quả các đơn vị đã nỗ lực đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Viện trưởng đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2024 tình hình dịch bệnh truyền nhiễm khu vực Tây Nguyên ghi nhận sự gia tăng số trường hợp cúm, thuỷ đậu, Tay chân miệng. Bệnh dại giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Các bệnh truyền nhiễm khác tương đối ổn định. Công tác phòng chống, giám sát dịch bệnh luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng, xử lý kịp thời. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được còn có những khó khăn, tồn tai, cụ thể: một số hoạt động An toàn sinh học và kỹ thuật xét nghiệm, hoạt động nhiệm vụ Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm năm 2024 chưa triển khai do nguồn kinh phí được phê duyệt chậm do vậy đã ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm 2024.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, Viện trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành các mục tiêu đề ra, các nhiệm vụ trọng tâm do Bộ Y tế giao. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp với các Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động chuyên môn, các biện pháp chủ động phòng chống dịch, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tập trung giám sát, chỉ đạo tăng cường chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin.
Đại diện các tập thể nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Các cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Viện rất vinh dự được đón nhận các quyết định và bằng khen của Bộ Y tế. Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế cho 09 tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2023. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 6 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác Y tế năm 2022-2023.
Phòng Tổ chức Hành chính